TỘI VÀ TÔI
Trong tiếng Việt có hai chữ “Tội” và “Tôi” chỉ khác nhau là
cái dấu nặng nhưng nó nói nên sự liên quan.
Mọi Tội bởi Tôi mà ra. Trong Tôi
có nhiều cái cản trở như: ganh tị, dục tính, danh vọng, nóng tính, tham vọng và
độc tài. Những cá tính ấy làm mù quáng
con người chân chính của ta và gây ra tội lỗi.
Đức Kitô nhận thấy sự tội lỗi của con người và cầu xin với Thiên Chúa rằng:
“Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. (Lc. 23:34) Nhưng từ tội lỗi, Đức Kitô thiết lập bí tích
tha tội.
Tháng vừa qua chúng ta vừa mừng lễ Chúa Phục Sinh cũng vì tưởng
nhớ đến tội lỗi của nhân loại và ơn cứu rỗi.
Ngày nay ta nhìn lên thập giá của Đức Kitô để xin tha thứ và được ơn cứu
rỗi. Cũng như ông Môisen đã treo con rắn
lên cây đồng trong hoang địa để được cứu chữa.
Ngày nay Giáo Hội vẫn đang duy trì bí tích giải hòa để con người được
thánh hóa bởi hồng ân tha thứ của Thiên Chúa.
Bí tích giải hòa là phần quan trọng cho đời sống tâm linh của ta. Ân sủng tình yêu tha thứ luôn luôn sẵng sàng
cho ta, chỉ là sự quyết định của ta có đến xin Thiên Chúa ơn tha thứ và thánh
hóa hay không.
Tội là gì? Vua David cảm nhận rằng: “tội lỗi của tôi luôn
luôn trước mắt tôi.” (Tv. 51:5) và Đức Kitô nói: “Ai trong các ông sạch tội thì
ném đá chị này trước đi” (Gn. 8:7) Ai ai
cũng cảm nhận rằng khi ta xúc phạm tổn thương đến người khác thì ta cảm nhận có
sự bất an, buồn phiền và hối hận. Ai ai
cũng cảm nhận có sự cám dỗ và thúc đẩy ta thực hiện việc sai lầm. Tội là một động lực đẩy ta xúc phạm đến người
khác và cũng xúc phạm đến Thiên Chúa mà đưa ta xa lìa với tình yêu Thiên Chúa. Sau đó tâm hồn ta bị rơi vào cảnh bất an và rối
loạn. Thiên Chúa không bao giờ gây nên tội
lỗi mà là được phát xuất bởi từ thần ác Satan.
Ma quỷ lợi dụng cái Tôi của ta để gây ra tội lỗi. Nó lợi dụng ta qua lý trí tư tưởng mà suy xét
sai lầm làm cho những điểm của cái Tôi để ta sợ hãy, no âu, tranh đua, ganh tị
rồi đưa đến tội lỗi. Đức Kitô nói: “tự
bên trong mà xuất ra, và làm cho người ta ra nhơ uế.” (Mc. 7:23)
Bí tích hòa giải có quan trọng không? Có lẽ nhiều người thắc mắc rằng tại sao đạo
giáo khác họ không cần xưng tội mà họ vẫn bình an? Hoặc có người thắc mắc là tại sao mình xưng tội
rồi lại phạm tội, vậy xưng tội làm gì? Điều
thứ nhất là nếu con người không có tội lỗi thì Đức Kitô không cần phải đến. Mục đích Đức Kitô đến để con người được ơn cứu
rỗi, “Thiên Chúa không sai Con đến thế gian để lên án, nhưng để nhờ Ngài mà thế
gian được cứu thoát.” (Gn. 3:17) Sự xưng
tội là giúp đời sống tâm linh của ta được bình an và thánh hóa. Mọi người công giáo đều cảm nhận rằng khi ta
xưng với linh mục trong tâm tình chân thật và được ban phép lành, thì lập tức
ta cảm nhận được thanh sạch và bình an.
Đó là ân sủng tha thứ từ Thiên Chúa.
Nếu ta không đến xưng tội thì lẽ dĩ nhiên ta không được cảm nhận sự tha
thứ và thanh sạch. Được cảm nhận tình
yêu Thiên Chúa thì đức tin thêm vững mạnh và hiểu được Thiên Chúa là Đấng có
quyền tha thứ. Nhân thế bí tích Hòa Giải
có sự giúp đỡ cho đời sống tâm linh của ta và là quan trọng. Câu thắc mắc thứ hai: xưng tội rồi lại tái phạm
tội. Vì ta là phàm nhân và mọi sự ta
không thể nào thập toàn hoàn mỹ. Nếu ta
không xưng tội thì dần già đời sống dẫn ta đi vào cảnh xa lìa Thiên Chúa và
không còn biết tội là gì và đời sống của ta không còn sự hy vọng cho đời sau. Mỗi khi xưng tội là ta kiểm điểm xét lại đời
sống của mình để ta không còn phán đoán người khác và thông cảm đến họ. Qua sự tái phạm tội ta nhận ra được tình yêu
tha thứ của Thiên Chúa quá bao la và việc chung thành của Ngài luôn luôn bao
dung. “Thầy không bảo với con là đến bảy
lần nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt. 18:22)
Mỗi lần xưng tội là lại một lần mới xây dựng tình yêu thương với Thiên
Chúa. Xưng tội rồi tái phạm tội là cơ hội
thánh hóa đời sống tâm ling của ta.
Năm Thánh 2010, Thánh Gioan Vianney được giáo hội tôn vinh
là Năm Linh Mục của Giáo Hội (Year For Priests). Ngài là vị linh mục học thức kém. Sau khi chịu chức linh mục, ngài được sai đến
giáo xứ miền quê của Curé d'Ars nước Pháp.
Đời sống linh mục của ngài là khuyên giáo dân siêng năng xưng tội. Giáo dân từ mọi miền đổ về giáo xứ của ngài để
xin xưng tội. Ngài có thể ngồi giải tội
trong 16 tiếng một ngày. Ngài tin rằng
bí tích giải tội sẽ giúp ích cho linh hồn của con người. Ngài nói; “Chúng ta rất diễm phúc là có bí
tích giải hòa cho tâm hồn đau thương của ta.
Chúng ta không thể hiểu được tình yêu tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa nhìn thấy sự yếu đuối của
ta. … Khi ta bị bệnh hoạn ta đến gặp bắc
sỹ để chữa. Nhưng khi ta phạm tội ta cũng
đến Thiên Chúa để chữa lành.” Tại Tây
Ban Nha việc xưng tội thường xuyên là việc quan trọng đối với Thánh Têrêsa
Avila. Têrêsa xưng tội với các linh mục
dòng Đaminh và dòng Tên. Ngài hình dung
khi xưng tội; “khi ta xưng tội là Đức Kitô đứng đàng sau linh mục để tha tội
cho ta.”
Để đúc kết câu thắc mắc trên, qua hai vị thánh nhân ta nhận
thấy linh hồn ta cần được thanh tẩy thường xuyên. Hòa giải là một trong bảy bí tích. Bí tích là sự màu nhiệm của Thiên Chúa. Linh hồn ta cần sự nuôi dưỡng của Thiên Chúa
và đồng thời linh hồn cũng cần thanh tẩy.
Khi bên trong ta được thanh sạch thì thể hiện bên ngoài cũng được diễm
phúc.
“Cái Tôi” là gì? theo Phật Giáo được gọi là “Ngã”. Trong tâm lý học “cái Tôi (Egoism)” là động lực
của lý trí chính mình mà đưa đến hành động bên ngoài. Lý trí phụ thuộc về thể xác mà có năng lực ảo
tưởng, ước vọng, quả quyết, suy nghĩ phán đoán, và tâm lý mà nó tạo dựng cá
tánh bên trong ta dựa trên sự hiểu biết của mỗi người. Lý trí là cầu nối nhận thức giữa tâm hồn và
bên ngoài, và phản ứng của những sự việc xẩy ra, ví dụ bực tức, ganh tị, dục vọng,
yêu thích, đam mê, danh vọng và tranh đua.
Khi ta sống với lý trí thì ta bị lệ thuộc vào tư tưởng của mình và cho
mình là đúng (Self Centre) mà không ý thức được sự cảm xúc của tâm hồn và bị mù
quáng đến người khác.
Thiên Chúa tạo dựng con người có tâm hồn và Ngài muốn ta sống
bằng tình yêu của tâm hồn. Thà làm tôi
cho Thiên Chúa còn hơn là làm tôi của lý trí.
Đức Kitô chỉ trích nhóm biệt phái rằng: “Ngày Sabát được lập nên vì loài người, không phải loài
người vì ngày Sabát. Chính vì thế mà Con
Người là Chúa của cả ngày Sabát”. (Mc. 2:27-28)
Họ sống bởi lý trí để giữ lề luật và bị lệ thuộc vào cái Tôi. Đức Kitô ước muốn con người sống với lòng yêu
thương; “Tôi muốn Lòng Thương Xót, chứ không phải hy lễ”. (Mt. 9:13) Khi ta cầu nguyện với tâm hồn thì ta cảm nhận
được tình yêu Thiên Chúa hơn là lý trí.
Xin Thiên Chúa ban cho sự khôn ngoan để thánh hóa lý trí và tâm hồn
ta.
Decolores
Lm. FX Vũ Viết Phương, SVD