Cầu Nguyện và Thánh Lễ - F.X Vũ Viết Phương, SVD

Học hỏi Giáo Hội Tháng 7 / 2021

Cầu Nguyện và Thánh Lễ

Khi cầu nguyện, các con đừng lải nhải như dân ngoại; họ tưởng rằng cứ nói nhiều thì sẽ được nhận lời. Đừng bắt chước họ; vì Cha biết các con cần gì trước khi các con xin Ngài. (Mt. 6:7-8)

Chuyện cổ tích Sáng Thế, Thiên Chúa đàm thoại trực tiếp với Adam tạo nên khái niệm của sự cầu nguyện cho nhân loại.  Hình ảnh ấy nói nên Thiên Chúa là Đấng quyền năng sáng tạo và con người cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa qua việc cầu nguyện.  Dẫn tiếp trong lịch sử Do Thái Giáo, Thiên Chúa đàm thoại với các tiên tri để hướng dẫn nhân loại bằng 10 điều răn và phải giữ ngày Sabbath.  Ngày Sabbath là ngày thứ bảy nghỉ ngơi không được phép làm việc gì, chỉ có cảm tạ và ca tụng Thiên Chúa, như Thiên Chúa nghỉ trong ngày thứ bảy sau khi tạo dự vũ trụ. 

Đức Kitô đến và chỉ dạy sự quan trọng của việc cầu nguyện.  Ngài là trung gian giữa Thiên Chúa và con người, “bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.” (Gn. 14:13) Ngài chỉ dạy môn đệ cầu nguyện là tôn vinh Chúa Cha và mong nước Cha trị đến như trong Kinh Lạy Cha.  Trong đời sống của nhân loại cầu nguyện rất là quan trọng cho đời sống tâm linh.  Cầu nguyện không, vẫn chưa đủ giúp cho con người gần gũi với Thiên Chúa, nhưng Ngài còn thiết lập bí tích Thánh Thể để tưởng nhớ sự chết và sự sống lại của Ngài trong bữa tiệc ly.  Bữa tiệc ly cuối cùng biểu lộ tình yêu thương giữa Đức Kitô và môn đệ là tiệc tình yêu (Agape).   Ngài dùng bánh và rượu để biểu lộ Mình và Máu của Ngài là ơn tha thứ cho con người và đó là bí tích linh thiêng liên kết con người với Thiên Chúa.  Đức Kitô xin làm theo thánh ý Thiên Chúa và thành qủa của ngày nay trên mọi dân tộc đều có bí tích thánh thể và đó là công trình Chúa Thánh Thần tác động trên con người.  Nhân thế cầu nguyện và thánh lễ rất là quan trọng cho đời sống tâm linh của con người. 

Sau khi Đức Kitô về trời, các môn đệ tụ họp và tiếp tục cầu nguyện và thánh thiện dùng bữa ăn để tưởng nhớ Đức Kitô.  Nhưng qua thời gian truyền bá Phúc Âm, giáo dân đánh mất đi sự thánh thiện của cầu nguyện và bữa tiệc ly.  Thánh Phaolô chỉ trích và hướng dẫn họ; “Anh em không thể vừa uống chén của Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được; anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỷ được.” (1 Cor. 10:22)  Thánh Phaolô luôn luôn yêu mến và chung thành với Đức Kitô.  Khái niệm bí tích Thánh Thể của Thánh Phaolô là thánh thiện, yêu mến và tôn vinh Thiên Chúa mà giúp Ngài được gần gũi với Đức Kitô và sẵn sàng chết cho Đức Kitô.  Thánh Phaolô nhìn bữa tiệc ly của Đức Kitô là một tình yêu hy sinh vô biên mà ghi ấn vào trong tâm hồn của Ngài; “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. (1 Cor. 11:23-27)

Trong thời kỳ sơ khai, Giáo Hội gặp rất nhiều thách đố trong tư tưởng thần học; như Phúc Âm, Bí Tích, Kitô học, và phụng vụ.  Ngày nay ta đang thừa hưởng tư tưởng trưởng thành thần học của Giáo Hội là những công trình của các vị triết thần học gia biện hộ tranh cãi để xây dựng nền tảng Giáo Hội.  Năm 150 triết học gia Justin Martyr là người khởi đầu lý luận về bí tích Thánh Thể và đến năm 300 Thánh Lễ mới được kết thành bộ phụng vụ và được nhận là Thánh Lễ của Giáo Hội Kitô giáo.  Sự đúc kết được bao gồm có tính chất thần học của Thánh Lễ, là Bí Tích, chức vị phục vụ của Thánh lễ.  Chương trình Thánh Lễ bắt đầu đọc lời Chúa và bài giảng lễ.  Phần Hai lời nguyện và hôn chúc bình an.  Phần Ba là dâng bánh và rượu lên chủ tế.  Phần Bốn là cử hànhThánh Thể.  Phần Năm là cho giáo dân rước bánh và rượu bởi thầy phó tế.  Phần Sáu là xin tiền đóng góp. 

Năm 387, Thánh Ambrose Thần học gia giải thích bí tích Thánh Thể không phải chỉ là bánh và rượu mà là chính Mình và Máu Thánh của Đức Kitô.  Năm 1264 Thánh Thomas Aquinas yêu cầu Mình và Máu Đức Kitô không chỉ có hạn chế trong Thánh lễ, nhưng cần được phải tôn vinh chầu Mình và Máu Thánh Chúa ngoài Thánh Lễ và có ngày lễ kính Mình và Máu Đức Kitô.  1962-1965 Công Đồng Vatican II thay đổi Thánh Lễ từ tiếng Latin thành ngôn ngữ của mọi dân tộc. 

Sự tiến trình thay đổi hình thức phụng vụ của Thánh Lễ từ bữa tiệc ly của Đức Kitô và ngày nay đã trải qua hơn 2000 năm.  Thánh Lễ vẫn được cử hành trang nghiêm thánh thiện và màu nhiệm và được nhận thức là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu.  Đây là biểu hiện do Chúa Thánh Thần mạc khải trong thế gian như Đức Kitô nói: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.” (Gn 16:13)  

Màu nhiệm linh thiêng là bản chất chỉ có nơi cung nhan của Thiên Chúa.  Thánh Lễ cũng là màu nhiệm linh thiêng vậy trong Thánh Lễ dĩ nhiên có sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi.  Đức Kitô hiện diện trên Linh Mục và thánh hóa bánh và rượu thành Mình và Máu thánh của Ngài.  Ta dự Thánh Lễ là ta được xứng đáng hiện diện trước tôn nhan của Thiên Chúa Ba Ngôi.  Kinh Tạ Ơn II trong phần Thánh Lễ đọc: “Vì vậy, lạy Chúa, khi kính nhớ Con Chúa chịu chết và sống lại, chúng con dâng lên Chúa bánh trường sinh và chén cứu độ để tạ ơn Chúa, vì Chúa đã thương cho chúng con được xứng đáng hầu cận trước Tôn Nhan và phụng sự Chúa.  Chúng con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Ðức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần.

Đức Kitô thiết lập Thánh Thể là vì ta, là để giúp ích cho đời sống tâm linh của ta và được liên kết với Thiên Chúa.  Giáo Hội cử hành Thánh Lễ và chầu mình thánh Chúa để ta được cầu nguyện với Thiên Chúa.  Đức Kitô vẫn đang phục vụ cho nhân loại trong mọi văn hóa và từng cá nhân.  Thánh Lễ và cầu nguyện đều là quan trọng cho đời sống tâm linh của ta mà Chúa Thánh Thần đang tác động trong Giáo Hội.  Không có thánh nhân nào mà không cầu nguyện.  Việc cầu nguyện là quan trọng cho mọi người.  Cầu nguyện là thời gian ta chia sẻ tâm tình với Thiên Chúa và xin ân sủng để giúp ta vượt qua những khúc gian truân.  Sự đáng tiếc là Thiên Chúa luôn luôn hiện diện giữa đời ta mà ta vô ý thức không biết cầu nguyện chia sẻ với Thiên Chúa và xây tình yêu thương với Ngài.  Hoặc ta chưa có đạt niềm tin vào lời nguyện của mình. 

Đức Kitô đến nơi im vắng để cầu nguyện để nhận ra thánh ý Chúa Cha.  Lời cầu nguyện của Đức Kitô khi cầu nguyện với Thiên Chúa: “xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.” (Lc. 22: 42) Lời cầu nguyện không có than vấn nhiều lời, hoặc trách móc.  Ngài chia sẻ với Thiên Chúa sự thật của cái cảm giác con người là đau đớn kinh sợ, nhưng thánh ý Chúa Cha vẫn là quan trọng.  Cách thức cầu nguyện của Đức Kitô hướng dẫn ta cầu nguyện khi ta giáp mặt với sự gian truân thách đố. 

Giáo Hội cử hành Thánh Lễ mỗi ngày và có nhà thờ trang nghiêm thánh thiện để ta đến với Thiên Chúa.  Ân sủng đang hiện diện ở giữa ta.  Điều trước nhất là ta hãy chủ động yêu mến Thánh Lễ và cầu nguyện, còn việc thánh thiện là để Thiên Chúa thánh hóa ta. 

Declores

F.X Vũ Viết Phương, SVD

Dominic Thang Vien

Sống ở giây phút hiện tại ý thức có Chúa ở cùng. Present with God inner peace

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال