Thánh Nhân là Nhân chứng của Đức Kitô

 Bài học hỏi về Giáo Hội Tháng 11.2021

Thánh Nhân là Nhân Chứng Của Đức Kitô

Nhưng các con sẽ lãnh nhận sức mạnh, khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con và các con sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđê, Samari, cho đến tận cùng trái đất.”  (TĐCV 1:8) 

Cứ mỗi khi vào tháng 11, chúng ta đều tưởng nhớ đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam của chúng ta.  Mọi con cháu Công Giáo Việt Nam trong nước hoặc ngoài nước đều có tâm hồn hãnh diện và yêu mến các thánh Tử Đạo Việt Nam.  Các thánh nhân gầy dựng đức tin cho ta và ta là những người thừa hưởng hồng ân bao la của các ngài.  Vậy Giáo Hội Công Giáo thiết lập các vị thánh nhân có nghĩa là gì?  Hệ thống đức tin trong tinh thần thánh nhân ra sao đối với tín hữu.  Thế nào mới được gọi là thánh nhân? 


Lịch Sử Phong Thánh 

Đến năm 1234 Giáo Hội mới chính thức được gọi là Phong Thánh và thiết lập tư tưởng thánh nhân.  Vào thời vua Constintine năm 313, những ngôi mộ của các vị tử đạo hoặc các vị sống thánh thiện đạo hạnh đức tin, ví dụ như ngôi mộ của Thánh Phêrô và Phaolô được gìn giữ là nơi kính viếng hành hương.  Ngày tử đạo hoặc tử vong của vị thánh được ghi nhận trong lịch phụng vụ và rồi được xây đền thờ hay nhà thờ trên ngôi mộ của thánh nhân.  Nhưng vào năm 1234 dưới giáo triều của giáo hoàng Gregory 9 nghiêm khắc sự phong thánh và yêu cầu sự cứu xét về việc phong thánh.  Nguyên do xẩy ra là một địa phận Thụy Sỹ phong thánh một vị tu sỹ bị giết chết trong sự kiện say rượu nhưng không có sự chứng kiến về đức tin.  Bắt đầu năm 1634 Đức Thánh Cha Urban 8 và các Giáo Hoàng sau tu bổ sự tiến trình cứu xét lại sự phong thánh theo hợp lý quy trình Giáo Hội.    


Tiến Trình Phong Thánh

Tôi Tớ của Thiên Chúa (Servus Dei):  Sự tiến trình được bắt đầu do Giám mục địa phận của bản xứ nơi thánh nhân đã được sống và chết, và ngài được gọi là vị ứng viên.  Giáo Hội chấp quyền và bổ nhiệm phái đoàn nghiên cứu điều tra và chứng nhận là vị xứng đáng được xưng hô là Tôi Tớ của Thiên Chúa không.  Vị ứng viên để được phong thánh bắt đầu nghiên cứu là ít nhất phải sau năm năm khi đã chết.  Ví dụ như Mẹ Têrêsa Calcutta, chết năm 1997, phong Chân Phước năm 2003 và phong thánh 2016.  Công việc nghiên cứu duyệt trình qua những mục vụ của vị ứng viên như, thư từ văn kiện trao đổi, thuyết trình, nhật ký và tu đức.  Tiến trình nghiên cứu tài liệu của Mẹ Têrêsa gồm có là 76 văn kiện tổng cộng 35 000 trang và dựa trên 113 người chứng kiến với 263 câu hỏi.  Công việc nghiên cứu sẽ có sự tốn kém của tài chánh và người chuyên môn.  Một khi Giáo Hội chấp thuận việc nghiên cứu đúng là xứng đáng là Tôi Tớ của Thiên Chúa và sẽ được gọi là “Anh Hùng Đức Tin (Heroic in Virtue)”.  Giáo Hội phê chuẩn nơi thánh nhân được tôn vinh cầu nguyện và chứng nhận là đúng theo tiêu chuẩn nhân đức của thần học là Tin, Cậy và Ái.  Và được phép làm ảnh tượng in loát kinh nguyện để cầu sự thông công phép lạ trên vị ứng viên và dẫn đến tiến trình phong thánh.  Nhưng chưa được phép phê chuẩn ngày bổn mạng trong lịch phụng vụ của Giáo Hội và không được phép xây dựng nhà thờ với danh nghĩa của vị ứng viên.  Giáo Hội chấp nhận vị ứng viên là “Đáng được tin” và trở thành vị Chân Phước.  

Phê chuẩn phong thánh có hai thành phần: Tử đạo và vị chứng nhân đức tin.  Vị tử đạo sẽ do Đức Thánh Cha công bố là tử đạo.  Vị chứng nhân đức tin, Giáo Hội yêu cầu ít nhất là hai sự kiện phép lạ thông công trên vị chân phước qua bệnh nhân mà họ được tuyên bố bởi bác sỹ y khoa là họ không còn có thuốc chữa.  Một khi hai sự phép lạ đã được xẩy ra và Giáo Hội phát hành Tông Sắc phong thánh (Bull of Canonization).  

Thánh Nhân có lợi gì cho ta? 

Như giải thích trên thánh nhân được mang mệnh danh là anh hùng đức tin.  Thánh nhân là chứng nhân của Đức Kitô và có nghĩa là đức tin của ta được xây dựng trên nền tảng của các thánh nhân.  Khi ta phản ảnh và suy niệm các thánh tử đạo Việt Nam của chúng ta và ta nhận thấy sự anh hùng đức tin của các vị.  Giáo Hội Việt Nam được thêm vững mạnh.  Ta là con cháu của họ và ta có ân sủng để cảm nhận được đức tin của các vị vì ta cùng một dòng máu với các vị.  Ta được đức tin là đã giúp ích cho đời sống của ta.  

Sự mục đích Giáo Hội liệt kê danh thánh của các thánh nhân trong lịch phụng vụ là nhắc nhở cho ta các chứng nhân của Đức Kitô là sống động và màu nhiệm và chứng kiến là Đức Kitô là con Thiên Chúa đã có xuống thế làm người.  Hơn nữa là các thánh nhân đang thể hiện là có Thiên Chúa và Nước Trời trong vĩnh cửu và các vị trở thành thiên thần của Thiên Chúa.  Các vị đang ở giữa Thiên Chúa và cầu bầu cho nhân loại và trở thành thông công cho ta.  

Trong hàng ngũ các thánh, 1, có thành phần thánh tử đạo, 2, có phần thông xuất thần học Kinh Thánh như Tôma Aquinas, Augustine, và các vị sơ khai Giáo Hội, và 3, có phần thấu nghiệm tâm linh như Têrêsa Avila, Gioan Thánh Giá và Phanxicô Assisi.  Họ để lại tài liệu kinh nghiệm sống động và màu nhiệm.  Hơn nữa họ trở thành ngương mẫu cho ta.  Mọi Kitô hữu, chúng ta đền được thừa hưởng tiếp nhận tên của họ qua bí tích rửa tội và làm người thánh thiên liêng cho ta là thánh bổn mạng cho đời mình và giúp ích cho đời sống tâm linh của mình.  

Hệ thống Giáo Hội Công Giáo xây dựng bởi xương máu tâm linh khôn ngoan của các vị thánh nhân.  Hoàn toàn khác biệt với một hệ thống của mọi quốc gia trong thế gian.  Hệ thống Giáo Hội có thần linh và hợp nhất trên toàn cầu mà không bao giờ tận cùng.  Là gia đình Thiên Quốc sống động ở giữa trần thế, như Gioan Tiền Hô đã tuyên bố trước khi Đức Kitô ra đi rao giảng; “Nước Trời đã gần đến.”  Lời kinh Đức Kitô dạy, “ý cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.”  Ngày nay chúng ta đang được sống trong nước trời nơi trần thế và cho ta niềm tin đến đời sau.  

Tôi xin chia sẻ với quý anh chị một cảm nghiệm nước trời trong trần thế.  Một hôm trước thánh lễ tôi ngồi nhìn lên cây thánh giá khổ nạn Đức Kitô và tôi nhận ra đó là một biểu hiệu cho Thiên Quốc.  Mọi quốc gia đều có một là cờ để biểu tượng cho quốc gia mình và có bài ca quốc kỳ để ca tụng quốc gia của mình.  Tôi thấy thánh giá khổ nạn của Đức Kitô thật là sống động và màu nhiệm.  Tôi so sánh lá cờ của quốc gia chỉ là danh hiệu biểu tượng và nó chỉ thuộc về thế gian mà không thể cho con người tâm linh.  Nhưng Tôi có thể nhìn lên cây khổ nạn của Đức Kitô và cầu nguyện và được ơn cứu độ.  Hơn nữa biểu tượng khổ nạn Đức Kitô thích ứng cho mọi dân tộc trên toàn cầu, mọi thời gian và từng cá nhân được treo trong nhà và trên cổ mình.  Tôi nhận ra kinh Lạy Cha là một bài hát ca tụng Thiên Chúa và là bài ca Thiên Quốc.  Tôi nhận thấy Đức Kitô âm thầm thiết lập Thiên Quốc nơi trần thế quá là màu nhiệm.  

Quý anh chị thân mến, chúng ta được Thiên Chúa ban tặng ân sủng bằng mạng sống của Đức Kitô và các thánh nhân.  Các thánh nhân chứng kiến cho ta Đức Kitô là con Thiên Chúa và ta đang thừa hưởng tâm linh khôn ngoan của họ.  Chúng ta hãy hãnh diện là người Công Giáo và cảm tạ Thiên Chúa và các thánh nhân.  Chúng ta xin các thánh cầu bầu cho thế giới được hòa bình và mạnh mẽ đức tin.  

Fx Vũ Viết Phương 

Dominic Thang Vien

Sống ở giây phút hiện tại ý thức có Chúa ở cùng. Present with God inner peace

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال