Học Hỏi Giáo Hội Tháng 3/2022: Hiệp Thông Phúc Âm

 Học Hỏi Giáo Hội: Hiệp Thông Phúc Âm


Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi. (Tv. 119:105) Định

nghĩa của Phúc Âm theo tiếng Hy Lạp là “chuyện tốt, Good story” về đời sống rao giảng, sự

chết và sống lại của Đức Kitô và nay đã trở thành hiệp nhất là “Good News, Tin Mừng”.

Vào thế kỷ thứ nhất, các Môn đệ đi rao giảng bằng lời nói và các vị đến những cộng đoàn

khác văn hóa chủng tộc và dựa theo văn hóa của địa phương để rao giảng Tin Mừng, ví dụ

như Thánh PhaoLô viết thư cho những cộng đoàn như Hy Lạp, Do Thái, Roma, Côrintô, và

Thessalonica. Tin Mừng không được hiệp thông vì sự khác biệt của văn hóa và mỗi môn đệ

hiểu biết lời Đức Kitô khác nhau. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất Giáo Hội có khoảng hơn

20 Tin Mừng khác nhau. Vào khoảng năm 66 đến năm 110, có bốn Tin Mừng được Giáo

Hội tuyển chọn hiệp nhất: Marcô là người viết Tin Mừng đầu tiên (Năm 66-70), sau đó

Matthew và Luca dựa trên Tin Mừng của Marcô và cộng thêm tài liệu của mình viết để viết

Tin Mừng (Năm 85-90). Nhưng Gioan tự được ân sủng Thánh Thần và viết Tin Mừng theo ý

riêng nhưng cũng được hiệp nhất với Tin Mừng của Thánh Sử Marcô (Năm 90-110). Mãi

đến ngày nay Giáo Hội vẫn nhận bốn Tin Mừng là văn bản chính thức nền tảng của Giáo Hội

và công nhận là ân sủng của Thánh Thần.

Giáo Hội bị chia rẽ nhiều giai đoạn trong lịch sử và gây ra nhiều giáo phái Kitô Giáo. Nhưng

bốn Tin Mừng vẫn được hiệp nhất tôn trọng cung kính. Con người không bao giờ được thỏa

mãn và Kinh Thánh vẫn bị thách đố và bị phiên dịch theo duy tư sở hữu của mình. Kinh

Thánh được phiên dịch theo ngôn ngữ của mỗi văn hóa ngôn ngữ bởi các nhà truyền giáo.

Hiện nay trên toàn cầu đã có hơn 80 000 văn bản phiên dịch Kinh Thánh khác nhau. Mỗi

năm Kinh Thánh được in loát hơn 1 triệu cuốn. 66 000 người sử dụng Kinh Thánh qua dạng

Apps điện thoại trong 1 giây đồng hồ. Đã có 100 triệu Kinh Thánh Apps đã được download

trong 200 loại dạng Apps.

Sự sống động và màu nhiệm của Tin Mừng vẫn đang mạnh mẽ truyền bá trong thế gian và đã

vượt trên thời gian, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Đây là thể hiện công việc của Chúa Thánh

Thần và minh chứng lời của Đức Kitô nói; “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha

sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại

mọi điều Thầy đã nói với anh em.” (Gn 14:26) Thế gian thách đố Tin Mừng bằng cách chia

rẽ tư duy và làm hỗn loạn đức tin nhưng sức mạnh của Tin Mừng vẫn âm thầm nuôi dưỡng

con người bằng Lời Chúa và hướng dẫn Giáo Hội trong hiệp nhất.

Thánh Phaolô nói: “vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin

Mừng.” (Phil 1:5) Tin Mừng đã được thấm nhuần vào tâm hồn của con người và con người

được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa và có nghĩa là ai ai cũng có phẩm đức của Tin

Mừng nhận biết Thiên Chúa là Đấng quyền năng bên trong nội tâm. Nếu con người cùng

hăng say hiệp thông với Tin Mừng của Đức Kitô và tham gia góp phần rao giảng Tin Mừng

cho người thân cận của ta, thì sức mạnh của Nước Trời sẽ thể hiện giữa đời sống của con

người thế nào. Hiệp thông Tin Mừng là ta thực hành Phúc Âm trong môi trường sinh hoạt

của ta. Ta rao giảng Lời Chúa bằng hành động và hành động thể hiện sự chân lý của Tin

Mừng.

Tin Mừng cần phải được nhập thể trong đời sống của ta. Khi con người thực hành Phúc Âm

trong đời sống, thì Ngôi Lời được tái nhập thể trong thế gian. Lời của Đức Kitô được thực

hành và rao giảng qua nhân loại và Tin Mừng được trở thành sống động. Ví dụ như khi ta


cho kẻ đói ăn, thăm viếng kẻ tù đày, tha thứ cho kẻ bách hại, thì người lãnh nhận sẽ nhận ra

tình yêu của Thiên Chúa và Đức Kitô thể hiện trên hành động của ta. Và ta được hiệp thông

với Đức Kitô trong thực hành việc của Đức Kitô. “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một

trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt.

25:40) Những trải nghiệm thực hành ấy sẽ làm chứng cho ta là Đức Kitô hơn 2000 năm trước

đã nhập thể trong thế gian. Và Phúc Âm trở thành sống động và màu nhiệm. Đức tin của ta

không còn phải là tin mà Thiên Chúa là THẬT. Phúc cho những ai không thấy mà tin. (Gn

20:29)

Phúc Âm là tấm gương để ta phản ảnh lại đời sống của ta. Và cũng là thước đo của đời sống.

Mỗi khi ta chia sẻ Phúc Âm là lúc ta nhìn lại đời sống và đo lượng sự lương thiện lành của ta

đối với những người thân cận. Phúc Âm đang phục vụ cho ta và yêu cầu ta cùng hiệp thông

với Phúc Âm để hưởng ơn cứu độ. Phúc Âm phục vụ ta trong cầu nguyện, Thánh Lễ, tĩnh

tâm, tha thứ với anh chị em, động lực cho ta phục vụ tha nhân, chữa lành, hy vọng cho sự

sống và nuôi dưỡng tâm hồn ta. Phúc Âm phục vụ trong mọi văn hóa, thời gian, mọi hoàn

cảnh và từ cá nhân. Vì Phúc Âm là chân lý và Lời của Thiên Chúa. Con người cần phải vận

dụng đức tin thực hành và thông hiệp với Phúc Âm thì con người mới cảm nhận tình yêu của

Thiên Chúa và Nước Trời được thể hiện trong đời sống con người. Thì con người mới hiểu

được lời của Đức Kitô dạy kinh Lạy Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.”

Xin chia sẻ với quý anh chị cảm nghiệm Tin Mừng của tôi. Một thời tôi truyền giáo tại

Trung Quốc. Lời nói của Đức Kitô là động lực cho tôi, “Con chồn có hang, chim trời có tổ,

nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Lc. 9:58) Rất là đúng! Suốt thời gian tại Trung

Quốc, tôi không có một chỗ nào để mình an cư lập nghiệp. Mỗi năm phải mướn apartment

để ở. Tài sản chỉ là 1 cái vali quần áo và 1 cái laptop để làm việc. Càng thêm đơn giản thì

càng nhẹ gánh nặng cho chính mình. Điều ân sủng mà tôi nhận ra, Chúa mời gọi tôi là đi tìm

kiếm Thiên Chúa bên trong và Phúc Âm bước đường cho đi tìm. Vật chất bên ngoài không

mang lại thành tích hướng dẫn những em tu sỹ. Sau 5 năm truyền giáo, tôi đã được lãnh nhận

cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa và kinh nghiệm hướng dẫn đời sống tâm linh cho những tu

sỹ. Tôi cảm nghiệm Phúc Âm được nhập thể trong công việc của tôi và những em tôi phục

vụ và Phúc Âm trở thành sự thật sống động. Phúc Âm không còn phải là cuốn sách mà là

cuốn màu nhiệm sống động.

Mỗi Cursillista đều có ngày thứ Tư của ta và Thầy Chí Thánh mời gọi chúng ta hãy Phúc Âm

hóa môi trường trong mọi hoàn cảnh. Nếu chúng ta không thông hiệp với Phúc Âm thì làm

sao chúng ta Phúc Âm hóa được. Hoặc nếu chúng ta không chọn Phúc Âm là con đường tìm

kiếm Thầy Chí Thánh thì làm sao ta biết Chân Lý là gì. Họp nhóm là cơ hội cho ta thông

hiệp với Phúc Âm qua cùng anh chị em và để ta sống Phúc Âm trong mọi môi trường của

ngày thứ Tư. Nếu ta không hiệp thông và thực hành Phúc Âm thì Phúc Âm không thể nào

nhập thể trong đời sống của ta và đức tin của ta không được vững mạnh. Và những phục vụ

của ta chỉ là hình thức và không có sự sống.

Declores

Lm. Fx. Vũ Viết Phương.

Dominic Thang Vien

Sống ở giây phút hiện tại ý thức có Chúa ở cùng. Present with God inner peace

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال