Học hỏi Giáo Hội Tháng 9/2022: Tham Gia Xây Dựng Hòa Bình

Học hỏi Giáo Hội Tháng 9/2022

Tham Gia Xây Dựng Hòa Bình

Giáo Hội là nền tảng của Hòa Bình và Yêu Thương.  Thiên tính của Thiên Chúa là tình yêu và Nước Trời là hòa bình.  “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian.” (Gn. 14:27)  Hiện nay Giáo Hội đang chú trọng vào sinh thái của trái đất như văn kiện thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra “Laudato-Si, (Chúc Tụng Thiên Chúa)” và nhận thấy tầm quan trọng bất an của trái đất: “Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta cần nhận biết rằng tiếp cận sinh thái thực sự luôn luôn là một cách tiếp cận mang tính xã hội; hội nhập các vấn đề về công lý vào trong những cuộc đấu tranh về môi trường, để có thể nghe được cả tiếng than khóc của trái đất và tiếng than khóc của người nghèo.” (Laudato-Si (L-s). 49)  Kết quả của sự hiện tại sinh thái là hậu quả của sự bất Công Lý và Hòa Bình mà sinh hoạt của nhân loại trong thế giới đang tổn hại đến môi trường.  Dấu hiệu của thời đại là những giọt lệ than khóc của những ké đói nghèo, bão lụt, cháy rừng, hạn hán và chiến tranh.  Nhân thế Đức Thánh Cha mời gọi nhân loại hãy quan tâm đến mội trường đang sinh sống.  Vậy xin hỏi nếu con người không nhận biết sự bình an của Đức Kitô thì làm sao mà tham gia xây dựng bình an và công lý cho sự bình an của sinh thái trái đất?  Trừ khi ta đi tìm chân lý hòa bình của Đức Kitô thì cả đời sống ta sẽ xây hòa bình mọi sự bên cạnh ta.   

Thánh Phanxicô Assisi là thánh nhân được ca tụng thánh hòa bình.  Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô được nhiều nhạc sỹ phổ biến thành bài thánh ca theo nhiều ngôn ngữ và đã được truyền bá như Phúc Âm.  Câu kinh đơn sơ và linh thiêng mà được sử dụng trong Giáo Hội.   Linh mục nhạc sỹ Kim Long đã phổ biến trên Giáo Hội Việt Nam mà rất nhiều người say mê với bài thánh ca.  Kinh Hoà Bình được sử dụng trong Khóa Ba Ngày là thời khắc cảm động nhất thẩm chí cả khóa sinh và trợ tá.  Kinh Hòa Bình là động lực thúc đẩy mời gọi nhân loại hãy sống làm dụng cụ cho sự hòa bình của thế giới.  Kinh Hòa Bình nói nên tâm tình của Thánh Phanxicô là Ngài ước ao được làm dụng cụ hòa bình cho Đức Kitô để mang lại sự hòa bình cho thế giới.  Lẽ dĩ nhiên là Ngài yêu mến Đức Kitô hết linh hồn và trí khôn, và yêu tha nhân như chính mình.  Nền tảng tình yêu với Đức Kitô sẽ thúc đẩy con người vượt trên chính mình mà sẵn sàng phục vụ xây dựng hòa bình cho thế giới.  Những gì ta đang khao khát thì con người của ta cũng sẽ phát xuất sự khát khao của mình.  Ta có thì ta mới cho đi.  Đức Kitô nói: “Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.” (Mt. 6:21)  Nếu ta khao khát hòa bình và tình yêu của Thiên Chúa thì ta sẽ được sống động bởi tình yêu và hòa bình. 

Sự căn bản của tinh thần xây dựng hòa bình là trước nhất phải yêu mến tạo vật.  Nhân vì là sự nuôi dưỡng con người là con người nương tựa bởi tạo vật sinh thái mà sinh nhai.  Tạo vật sinh thái được bình an thì đời sống con người mới được bình an.  Tạo vật bất bình là hậu quả của con người thiếu sự quan tâm thương yêu về sinh thái của trái đất. Ví dụ như khoa học sử dụng hóa chất làm ô nhiệm sinh thái hoặc ô nhiễm môi trường làm khí hậu bất thường.  Đức Thánh Cha Phanxicô đã dựa trên tâm linh của Thánh Phanxicô Assisi mời gọi nhân loại trên toàn thế giới hãy cộng tác xây dựng hòa bình từ tạo vật sinh thái và sẽ đem lại hòa bình cho thế giới.  Đức Thánh Cha nhìn thế giới là căn nhà chung của chúng ta mà Thiên Chúa tạo dựng cho nhân loại như một vườn nho mà Thiên Chúa ủy thác cho nhân loại gặt hái hoa quả để sinh sống.  Nhưng căn nhà chung của chúng ta đang xảy ra nhiều sự biến đổi: ô nhiễm và biến đổi khí hậu.  “Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu với những hệ quả nghiêm trọng đến môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị và đối với việc phân phối các loại hàng hoá.” (L-s 25) Đặc biệt nhất là những quốc gia nghèo nàn, họ sẽ gặp vấn nạn như bão lụt và hạn hán mà họ sẽ mất mùa nông nghiệp và ảnh hưởng đến kinh tế vật giá trên toàn cầu.  Kế đến là nước uống bị ô nhiệm.  Thế giới của chúng ta đang mang một món nợ xã hội lớn đối với người nghèo là những người đang thiếu nguồn nước uống vì họ bị khước từ quyền được sống nhất quán với phẩm giá bất khả xâm phạm của họ. (L-s 30) Thế giới nghèo nàn thì sẽ trở thành “Bần cùng sinh đạo tặc” và sự hòa bình của thế giới sẽ bị hốn loạn. 

Gia đình là tổ ấm hạnh phúc và hòa bình.  Nhưng thế giới đang thúc đẩy con người đánh mất đi hạnh phúc và bình an trong gia đình.  Ví dụ như kinh tế gia tăng sẽ gây áp lực cho nhân loại và ảnh hưởng đến hạnh phúc hòa bình gia đình.  Nhu cầu của gia đình càng thêm khó khăn thì sự áp lực của gia đình càng thêm căng thẳng.  Thế giới đang phát triển sự văn minh khoa học, nhưng sự kêu ngạo càng thêm gia tăng tự kiêu tự đại mà coi thường Giáo Hội và đức tin.  Sự phát triển văn minh là của Thiên Chúa ban.  Sự tự kiêu tự đại của con người là họ tự hào phát minh.  Sự tự kiêu tự đại của con người sẽ làm cho con người tranh đua và sẽ xẩy ra sự bất bình.  Gia đình có hạnh phúc và bình an thì xã hội và Giáo Hội cũng sẽ được hòa bình. 

Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Thiên Chúa là con người ai cũng có tình yêu, chính nghĩa và bình an.  Đó là nguồn nhân đức sức mạnh gìn giữ con người để sống hạnh phúc.  Thiên Chúa có quyền lấy đi nhân đức ấy thì con người sẽ bị mất đi sự bình an trong chính mình.  Đức Kitô đến để mạc khải Thiên Chúa cho nhân loại và thiết lập Giáo Hội để nhân loại biết trông cậy vào Thiên Chúa để gia tăng sự bình an cho chính mình và xã hội.  Trong chính mình có bình an thì ta mới xây dựng sự hòa bình trong gia đình, Giáo Hội và xã hội.  Nhân thế cầu nguyện và Thánh Lễ là trung tâm điểm để ta gia tăng tình yêu và bình an từ nơi Thiên Chúa ban tặng.  Giầu có tình yêu và bình an bên trong con người thì ta mới xây dựng sự hòa bình trong gia đình, Giáo Hội và xã hội.  Nếu ta xây dựng hòa bình mà thiếu đức ái, và đức tin thì ta chỉ đang tìm sự lợi ích riêng cho chính mình và ta chỉ là kẻ ích kỷ.  Vì hòa bình là của Thiên Chúa mà ta cần phải sống đức ái và đức tin để nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa trong sự xây dựng hòa bình. 

Xây dựng hòa bình là một hồng phúc của tám mối phúc thật.  “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” (Mt. 5:9)  Mọi Cursillista đều được mời gọi ra đi để Phúc Âm hóa môi trường nơi ta đang phục vụ.  Ý nghĩa của Phúc Âm hóa môi trường bao gồm sự hăng say vâng phục.  Nền tảng của Cursillista là đức tin và tình yêu.  Phúc Âm hóa là Cursillista cùng đồng hành Phúc Âm hóa với Đức Kitô vì Phúc Âm là của Đức Kitô.  Đây là tinh thần xây dựng hòa bình trong môi trường ta đang sinh sống và phục vụ.  Để đạt được tinh thần ấy, sự cầu nguyện vẫn là quan trọng.  Vì cầu nguyện giúp Cursillista được liên kết với Đức Kitô và nhận định tiếng Chúa mời gọi.  Hơn nữa là cơ hội để nhìn lại kiểm điểm cái Tôi của mình vì cái Tôi là cái cản trở trong mọi mục vụ của Thiên Chúa, như Phêrô bị Chúa mắng trách, “Hỡi Satan! Ngươi là cớ vấp phạm cho Ta.” (Mt. 16:23)  Cái Tôi dễ đưa đến sự bất bình trong Phúc Âm hóa.  Khóa Ba Ngày đã dạy Cursillista phải khiêm nhu cầu nguyện, hãy từ bỏ cái Tôi của mình.  Khi ta mục vụ Phúc Âm hóa thì tinh thần Khóa Ba Ngày là căn bản để giúp ta mục vụ.  

“Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” (Mt. 5:9).  Kinh Hoà Bình: “Lạу Ϲhúa từ nhân, xin cho con biết mến уêu và phụng sự Ϲhúa trong mọi người. Lạу Ϲhúa xin hãу dụng con như khí cụ bình an của Ϲhúa. Để con đem уêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nới lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.”   

Declores

Lm. FX Vũ Viết Phương

 

Dominic Thang Vien

Sống ở giây phút hiện tại ý thức có Chúa ở cùng. Present with God inner peace

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال