Đặc Sủng của Giáo Hội là gì?
Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân
danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều
Thầy đã nói với anh em. (Gn. 14:26) Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ
sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa
Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. (Gn. 15:26) Chúa Thánh Thần chính Ngài là đặc sủng của
Giáo Hội. Chính Chúa Thánh Thần sẽ tự
ban ân sủng cho Giáo Hội từ Thiên Chúa. Như
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người
thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Gn 3:16) Ân sủng ban trên ân
sủng cho thế gian mà tình yêu vô biên của Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và ban
ơn cho thế gian đầy sung mãn. Hiện nay bảo
tàng của Giáo Hội là Phúc Âm, đức tin, thần học, tâm linh, và chân lý mà đều được
phát xuất từ Chúa Thánh Thần linh hứng Giáo Hội hơn 2000 năm.
Đặc sủng của Giáo Hội là Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội ơn
khôn ngoan để hiểu biết Phúc Âm mà từ khởi đầu mà bốn Thánh Sử Matthew, Maccô,
Luca và Gioan đã viết Phúc Âm. Phúc Âm
là công việc đầu tiên mà Chúa Thánh Thần đến để ban ân sủng cho Giáo Hội để kiện
toàn lời Đức Kitô đã loan báo và làm chứng cho Đức Kitô. Hơn nữa là nền tảng của Giáo Hội. Kế đến là Thánh Phaolô đã viết rất nhiều thư đến
nhiều cộng đoàn Kitô hữu và ngài còn cộng tác với tác giả khác viết cuốn Tông Đồ
Công Vụ để làm chứng Phúc Âm của Đức Kitô.
Các thánh Sử được ân sủng riêng để viết Phúc Âm và Phúc Âm được hiệp nhất
trong Giáo Hội. Giáo Hội phê chuẩn Phúc
Âm được hiệp nhất là bốn cuốn và Phúc Âm được viết trong các ngôn ngữ khác như:
Hy Lạp, Hebrew Aramaic và Latin. Giáo Hội
được phát triển và nảy sinh các trường dạy Thánh Kinh và Thánh Kinh được chia
ra Cựu Ước và Tân Ước. Các nhà thần học
được đặc sủng nghiên cứu Thánh Kinh và chú giải Thánh Kinh. Dần già Thánh Kinh được truyền bá trong mọi
dân tộc và được phiên dịch trong mọi ngôn ngữ.
Thánh Kinh là ngôn ngữ của Thiên Chúa và là lời sống động. Ước ao muốn hiểu Kinh Thánh phải có ân sủng
và đức tin, như Đức Kitô nói: "Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa
đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì
cũng phải dùng dụ ngôn, để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe
cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ." (Mc. 4:11-12)
Đức Kitô là Đường, Sự Thật và Chân Lý. Người trần thế không ai có thể nhận thức được
Đức Kitô là con thiên Chúa, trừ khi có ân sủng của Chúa Thánh Thần. “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."
Đức Giê-su nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người
có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy,
Đấng ngự trên trời.” (Mt. 16:16-17) Thần học và tâm linh là tài nguyên văn
kiện của nền tảng Giáo Hội. Thần học và
tâm linh là phương cách đào sâu tìm đến Chân Lý và Sự Thật của Đức Kitô. Các Thần học gia và các thánh nhân đã để lại
kho tàng tài liệu cao quý cho Giáo Hội.
Các vị được ơn đặc sủng qua cầu nguyện chiêm niệm và nhận thức được rằng
các vị được Chúa mời gọi viết nên những tư tưởng kinh nghiệm tâm linh đời sống của
các vị để làm chứng đức tin cho Giáo Hội.
Xưa kia Đức Kitô nói: “anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá
này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”
(Mt. 16:18) Thần học và tâm linh của Giáo Hội là sự thật và chân lý, mà chỉ có
theo con đường đức tin của Đức Kitô thì con người mới nhận thức được. Thần Học và tâm linh của Giáo Hội hoàn toàn
khác biệt với mọi tôn giáo khác vì tâm linh là của Thiên Chúa mà đức Kitô đã
ban tặng cho thế gian. Thế gian vẫn đang
thay đổi, nhưng thần học và tâm linh vẫn là nền tảng của Giáo Hội và được canh
tân thánh hóa để nhân loại nhận thức được Đức Kitô thêm hữu hình hơn. Ví dụ như khởi đầu là Phúc Âm, rồi phát triển
triết lý thần học, rồi những cảm nghiệm mầu nhiệm của Đức Kitô trong đời sống,
rồi Giáo Hội hiểu thêm về ân sủng truyền giáo trên toàn cầu. Mỗi ngày Thiên Chúa thể hiện cho nhân loại
thêm rõ ràng hơn.
Chúa Thánh Thần linh hứng nhiều ơn gọi để hiến dâng đời sống
mình cho Đức Kitô. Chúa Thánh Thần linh
hứng nhân loại theo Đức Kitô từ khi Đức Kitô khởi sự ra đi rao giảng. “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha
là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại
trong ngày sau hết.” (Gn 6:44) Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, đã có biết
bao nhiêu tu sĩ đã dâng hiến đời sống mình cho Đức Kitô và đặc sủng của các vị
tâm linh tu đức, giảng lễ, phục vụ các bí tích, truyền giáo và tử vì đạo làm chứng
đức tin. Bí tích Thánh Thể là trung tâm
điểm của Giáo Hội và đó là đặc sủng chính của Giáo Hội. Như thế chúng ta hiểu được rằng, Chúa Thánh
Thần đang ở giữa nhân loại và thôi thúc nhân loại làm chứng đức tin qua Đức
Kitô. Hơn nữa Phúc Âm là sự thật và đang
sống động ở giữa chúng ta.
Nhân loại có cần đặc sủng của Giáo Hội để sống không? Mục đích của Đức Kitô đến thế gian là rao
truyền tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại.
Sau sự phục sinh và lên trời của Đức Kitô, Chúa Thánh Thần linh hứng
Giáo Hội và ban nhiền đặc sủng trên Giáo Hội.
“Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là
ô uế." (TCv 10:15) Nghĩa là những gì của Thiên Chúa đều đem lại sinh lợi
sự sống cho chúng ta. Hơn nữa con người
không thể nào sống ngoài tình yêu của Thiên Chúa được. Đặc tính của Giáo Hội là tình yêu và hòa
bình. Hình ảnh sự chết của Đức Kitô trên
thập giá là một biểu tượng tình yêu vô biên và hòa bình. Tượng khổ nạn của Đức Kitô là nền tảng gìn giữ
thế giới hòa bình và chính nghĩa. Giáo Hội
Công Giáo là một phần tử trách nhiệm chiến đấu gìn giữ chân lý hòa bình cho thế
giới và có quyền lên tiếng khi thế giới nổi dậy bất chính. Giáo Hội nắm chắc niềm tin Đức Kitô để con người
biết nương vào Thiên Chúa qua Đức Kitô. Thánh Gioan nói: “Ai có Chúa Con thì có sự
sống; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống. Tôi đã viết những điều đó cho anh em là những
người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời.”
(1Gn 5:12-13) Nếu Thiên Chúa lấy đi tình
yêu và bình an của thế gian thì thế gian sẽ bị hỗn loạn.
Kitô hữu là Giáo Hội và mỗi Kitô hữu đều có đặc sủng của
chính mình. Mọi tu sĩ đều có ơn gọi
riêng và họ có đặc sủng của chính mình ví dụ như: giảng thuyết, thần học gia,
triết lý gia, linh hướng, giáo sư, lãnh đạo, và tâm linh. Như thánh Gioan Vianey đặc sủng giải tội,
thánh Têrêsa Avial và Gioan Thánh Giá đặc sủng tâm linh, Thánh Phanxicô Assisi
và mẹ Têrêsa đặc sủng là yêu mến kẻ nghèo, thánh Augustine, thánh Ambrose và
nhiều các thánh nhân được ơn đặc sủng là thần học, triết học và chú giải Kinh Thánh. Mỗi người đều có tài năng và đặc sủng riêng của
mình, có người được tài năng phục vụ, làm cha làm mẹ, tài năng chuyên môn bác sĩ,
kỹ sư, khoa học gia, và lãnh đạo. Nhưng
qua niềm tin với Đức Kitô ta được xin ơn đặc sủng để công hiến tài năng của
mình cho thế giới. Đức Kitô nói: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu
nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. Ai đã
có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có,
cũng sẽ bị lấy mất.” (Mt. 13:11-12) Trong niềm tin Chúa Ba Ngôi, ta được xin ơn đặc
sủng biết lắng nghe, tha thứ, yêu thương, chính nghĩa, cầu nguyện, yêu mến Thánh
Lễ, phục vụ, khiêm nhường, và khó nghèo. Điều quan trọng trước nhất là ta hãy nhận thức
được tài năng của tôi là gì. Và ta xin
ơn để Thiên Chúa ban cho ta ơn đặc sủng.
Decolores
Lm. Fx Vũ Viết Phương