Đặc Sủng của Tôi và Giáo Hội.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một
nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn
nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa
tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy
đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả
năng Thánh Thần ban cho. (Tcv 2:1-4)
Mỗi môn đệ đều được Chúa Thánh Thần ban ơn đặc sủng riêng và
theo khả năng của mỗi người và họ được tiếng lạ khác nhau. Tiếng lạ dẫn họ tiến bước ra đi rao giảng Tin
Mừng làm chứng cho Đức Kitô. Hơn nữa họ
nhận ra được Chúa Thánh Thần là Thầy hướng dẫn họ và khác với cùng thời kỳ của
Đức Kitô hướng dẫn họ. Từ thời gian này
họ bắt đầu cầu nguyện và lắng nghe Chúa Thánh thần hướng dẫn, như Đức Kitô đã dạy
cho họ: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng
đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với
anh em.” (Ga. 14:26) Qua trải nghiệm được ơn Chúa Thánh Thần, môn đệ mạnh dạng
tuyên xưng Đức Kitô phục sinh và Phêrô nói: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người
hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận
được ân huệ là Thánh Thần.” (Tcv 2:38)
Nhìn lại trong giáo hội, có rất nhiều thánh nhân được ơn đặc
sủng của Chúa Thánh Thần và qua ơn gọi của các vị. Ví dụ như đặc sủng của thánh Marco, Matthew,
Luca, Gioan viết Phúc Âm. Đặc sủng của
thánh Phaolô là viết các tông thư giáo huấn giử các tín hữu cho các nơi ngài phục
vụ. Đặc sủng của thánh Jerome (Năm 420)
chú giải Phúc Âm. Đặc sủng của thánh
Augustino (Năm 430) giáo lý thần học. Trong
lịch sử của giáo hội có rất nhiều thánh nhân được đặc sủng cảm nghiệm tâm linh
màu nhiệm (mystic) của Đức Kitô và hướng dẫn cho giáo hội học hỏi tâm linh của
Kitô Giáo. Nhiều các vị tử vì đạo được đặc
sủng chịu đựng đau khổ. Các nhà truyền
giáo được đặc sủng học hỏi ngôn ngữ ngoại ngữ và nhập văn hóa trên đất nước
truyền giáo. Và còn rất nhiều đặc sủng
vô kể khác đã và đang được Chúa Thánh Thần ban tặng cho giáo hội. Tất cả đặc sủng này là nền tảng của giáo hội
và xây dựng giáo hội.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và mời gọi nhân loại tham gia vào
công việc sáng tạo của Ngài và cho con người làm chủ của các mọi loài trên mặt
đất. “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều,
cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi
giống vật bò trên mặt đất.” (ST 1:28) Thiên Chúa ban cho con người mỗi tài
năng khác nhau để cùng với Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ. Thánh Phaolô nói rằng: “mỗi người chúng ta
đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban cho.” (Ep 4:7) và ngài khuyên
nhủ chúng ta rằng: “anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã
ban cho anh em.” (Ep 4:1) Từ ngữ tài năng là tài giỏi về năng khiếu của
mình. Từ ngữ đặc sủng là ân sủng đặc biệt
của Thiên Chúa ban cho. Từ đặc sủng được
sử dụng vào thế kỷ 17 qua tiếng Hy Lạp Chrisma và ý nghĩa là ân sủng (grace) và
đặc ân (favour). Khi ta cảm nghiệm từ
tài năng thì có nghĩa là ta dựa trên chính bản thân tài năng của ta. Sự tự kiêu tự đại của cái Tôi sẽ được nổi dậy
bên trong ta. Nhưng nếu khi ta cảm nghiệm
từ đặc sủng thì có nghĩa là ta dựa vào ân sủng của Thiên Chúa để ta thi hành ơn
gọi của ta. Sự khiêm nhường và yêu mến
Thiên Chúa được nảy sinh bên trong ta và giúp cho ta đời sống tâm linh. Thái độ khiêm nhường sẽ giúp ta nhận thức được
lời của Đức Kitô: “Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai
không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất.” (Mt. 13:12) Như thánh
Phaolô nhắn nhủ ta là hãy sống đặc sủng của ta cho xứng đáng với ơn gọi của ta
và cảm kích với đặc sủng của mình.
Đặc sủng của ta là phần tử của giáo hội vì mọi Kitô hữu đều
là giáo hội và là ơn gọi của bản thân. Đặc
sủng của ta cần phải được nảy sinh Phúc Âm hóa môi trường. Đặc sủng của ta có thể là công việc chuyên
nghiệp hoặc sự nghiệp đơn giản hằng ngày của ta, ơn cầu nguyện, ơn yêu mến
Thánh Lễ, ơn làm cha mẹ, ơn hiểu biết và có thể chiếc áo dòng, cũng nói nên đặc
sủng của ta. Như Mẹ Têrêsa thành
Calcuta, đặc sủng của Mẹ là chăm sóc kẻ nghèo giữa xã hội Hồi Giáo với chiếc áo
dòng đơn sơ. Cậu bé Carlo Acutis được ơn
đặc sủng là truyền bá Thánh Lễ trên mạng internet. Các nhà truyền giáo nơi nghèo đói được đặc sủng
sức khỏe, ngôn ngữ và nhập văn hóa. Các
tiến sĩ nghiên cứu khoa học được đặc sủng khai thác khoa học để xây dựng sáng tạo
của Thiên Chúa. Ví dụ như Albert
Einstein, Stephen Hawkin và nhiều các khoa họ gia tin có Thiên Chúa là Đấng
sáng tạo. Các vị dùng khoa học để nghiên
cứu sự sáng tạo của Thiên Chúa và họ tôn vinh Thiên Chúa qua công việc của các
vị. Khoa học dùng nguyên tử để chữa trị
bệnh hoạn của con người. Nhưng sự đối
nghịch là các khoa học gia nghiên cứu để chống lại sự sáng tạo của Thiên
Chúa. Ví dụ như chúng ta đã cảm nghiệm sự
biến tạo của Covid 19 hoặc dùng chất khí nguyên tử để tạo bom đạn để gây chiến
tranh. Sự nghiên cứu của họ gây nên nhiều
sự điêu tàn cho thế giới.
Đức Kitô phục sinh thánh hóa tài năng trở thành đặc sủng. Đặc sủng giúp người Kitô hữu nhận ra Thiên
Chúa là Cha và mọi con người đều lệ thuộc vào Thiên Chúa. Hơn nữa nhận ra Đức Kitô là Thầy của mình là
chân lý và Phúc Âm là sự Thật. Thái độ của
đặc sủng cần được phát xuất từ đức tin và cầu nguyện, vì đặc sủng thi thành
thánh ý của Thiên Chúa. Mọi đặc sủng đều
quy về Thiên Chúa trong sự hợp nhất với Đức Kitô và Chúa Thánh Thần. Như trong phụng vụ Thánh Lễ được ca tụng rằng:
“Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều
qui về Chúa Là Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.”
Vậy đặc sủng của ta là gì khi ta là người Kitô hữu và là phần
tử của Giáo Hội? Đặc sủng căn bản nhất
là người Kitô hữu là được ơn đức tin vào Đức Kitô qua bí tích rửa tội và Phép
Thêm Sức bởi Chúa Thánh Thần. Người Kitô
hữu được quyền gọi Thiên Chúa là Cha trên trời, Đức Kitô là bạn thân và Chúa
Thánh Thần là thầy soi sáng. Trong tình
yêu với Đức Kitô, Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần, người Kitô hữu được mời gọi sống
đặc sủng của mình và phát huy đặc sủng giữa gia đình, giáo xứ và xã hội. Hơn nữa người Kitô hữu có quyền cầu xin với
Thiên Chúa qua Đức Kitô. Như lời của
thánh Phaolô nói nếu chúng ta sống xứng đáng với đặc sủng của mình thì Thiên
Chúa sẽ ban thêm ân sủng khác để phát triển nước trời trong thế gian. Là người Cursillista, ta được thêm đặc sủng của
Cursillo qua Khóa Ba Ngày. Giáo Hội tiếp
nhận Phong Trào Cursillo trong vài trò truyền giáo trong Giáo Hội và cũng là đặc
sủng riêng mà Chúa Thánh Thần ban tặng cho Phong Trào. Cursillista là phần tử của Phong Trào nghĩa
là người Cursillista có đặc sủng chung với Phong Trào và được mời ra đi truyền
giáo trong Giáo Hội.
Ân sủng gia tăng trên ân sủng. Trước khi tôi đi tu, tôi có bao giờ nghĩ là
mình phải viết những bài này bằng tiếng Việt.
Qua Úc lúc còn nhỏ đánh vần tiếng Việt còn chưa được chứ chưa nói đến viết
bài. Hiện giờ đôi lúc có người sửa lỗi
chính tả. Nhưng nhìn lại đời sống tu trì
của tôi, tôi không ngờ ân sủng gia tăng ân sủng, và đặc sủng gia tăng đặc sủng. Tiếng Việt của tôi mỗi ngày càng tiến bộ
hơn. Hơn nữa tôi được cơ hội học tiếng
Hoa và được thời gian sống tại Đài Loan và Trung Quốc. Từ tiếng Hoa thì tiếng Việt của tôi được gia
tăng. Tôi luôn tin rằng khi ta luôn hăng
say thi hành đặc sủng của mình thì Thiên Chúa luôn ban cho thêm. Lời Đức Kitô nói: “Ai đã có thì được cho
thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất.”
(Mt. 13:12) Thiên Chúa không chỉ ban cho đặc sủng và còn ban cho ta gia tăng đời
sống tâm linh và hiểu biết, và ta hãy sống xứng đáng với đặc sủng của ta, như
thánh Phaolô dạy cho ta đã nói trên.
Giáo Hội luôn luôn khao khát đặc sủng của từng cái nhân tham
gia vào Giáo Hội để tôn vinh Thiên Chúa.
Đặc sủng của ta là phần tử của Giáo Hội.
De Colores
Lm. Fx Vũ Viết Phương