Học hỏi Giáo Hội Tháng 9/2023: Đặc Sủng Truyền Giáo - Cha LH Fx Vũ Viết Phương

 Đặc Sủng Truyền Giáo

Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. (Mt. 28:18-20) Đức Kitô truyền ban đặc sủng cho các môn đệ để ra đi truyền giáo.  Truyền bá Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất là mục đích của Đức Kitô và là thánh ý của Thiên Chúa.  Ngày nay Tin Mừng đã đi đến trên mọi dân tộc và được thấm nhuần vào mọi văn hóa và ghi ấn vào tâm hồn của nhân loại.  Được đón nhận vào gia đình của Đức Kitô là do ân sủng của Thiên Chúa đã chọn chúng ta. 

Chúa Thánh Thần đã đi trước và dọn chỗ cho các vị truyền giáo trước khi đến nơi rao giảng Tin Mừng.  Đặc sủng truyền giáo đã được ghi ấn vào trong con người của vị truyền giáo mà vị truyền giáo luôn ân cần cầu nguyện và biết lắng nghe sự linh hướng của Chúa Thánh Thần.  Tin Mừng là sống động và linh thiêng mà cần được tái sinh trong nơi phục vụ Tin Mừng. 

Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, đã hơn 2000 năm mà đã nảy sinh nhiều phương cách truyền giáo.  Khi khởi đầu các vị tông đồ ra đi truyền giáo vượt trên vùng đất Do Thái đến vùng Trung Đông.  Sau đó theo con đường Rôma, Tin Mừng được đến Âu Châu.  Sau các vị tông đồ, có nhiều nhà truyền giáo dâng hiến đời sống mình bỏ lại quê hương cha mẹ ra đi truyền giáo trên đất nước khác.  Ví dụ như các vị truyền giáo người Âu Châu đến Á Châu.  Các vị phải thích ứng theo văn hóa ngôn ngữ để Tin Mừng được sống động.  Có các vị tập sống trong sa mạc như Đức Kitô sống 40 ngày trong hoang địa.  Có những vị lập tu hội nam và nữ để truyền giáo trên các nước mà Tin Mừng chưa được nghe đến.  Ví dụ như Tin Mừng được đến Việt Nam vào thế kỷ 16 do Tây Ban Nha và Bổn Đào Nha.  Vào thế kỷ 17 do dòng Tên và Đaminh triển khai trên đất nước Việt Nam.  Ngoài các vị truyền giáo giao lưu trên thế giới, nhưng có các nhà truyền giáo của dòng kín, ví dụ như dòng Camilô và Biển Đức, họ truyền giáo bằng cầu nguyện hoặc ghi chú kinh nghiệm của phương cách cầu nguyện tâm linh và truyền bá qua sách vở.  Ví dụ như thánh Benedict, Têrêsa Avilia, Têrêsa Hài Đồng Giêsu, và Gioan Thánh Giá.  

Đặc sủng truyền giáo là sao?  Đặc sủng truyền giáo là người truyền giáo được ân sủng tiếp nhận ngôn ngữ của bản xứ truyền giáo.  Họ thích ứng vào văn hóa của bản xứ và trở thành như người bản xứ; ví dụ như ăn uống theo như người bản xứ, tư duy, đối sử hoặc ăn mặc theo người bản xứ.  Và họ nhận người bản xứ là cha mẹ anh chị em mình.  Đức Kitô nói với môn đẹ rằng:  "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? " Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt. 12:48-50) Để đạt được mức độ truyền giáo như lời Đức Kitô đã nói thì người truyền giáo phải yêu mến Tin Mừng và Đức Kitô thì mới thể hiện được điểm tột đỉnh của truyền giáo.  Và đó là động lực để người truyền giáo vượt trên con người của mình.  Lẽ dĩ nhiên là có ân sủng của Chúa Thánh Thần hiện diện đồng hành với người truyền giáo. 



Thánh Phanxicô Xavie (1506-1552) thuộc dòng Tên được nổi tiếng là người truyền giáo của giáo hội.  Tâm hồn truyền giáo của ngài với tâm huyết là yêu mến Chúa và các linh hồn.  Ngài viết thư cho bề trên là thánh I Nhã: “Có rất nhiều người tại những nơi này hiện giờ chưa trở thành người có đạo, chỉ vì thiếu người làm cho họ nên người có đạo.  Nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc đi tới các Đại học bên Châu Âu, nhất là ở Paris, để điên cuồng kêu lên khắp đó đây và thúc bách những kẻ chỉ biết lý thuyết hơn là thực hành rằng: “Khốn thay, có vô số linh hồn, vì lỗi của các ông mà phải trục xuất khỏi trời và bị đẩy xuống hỏa ngục”

Thánh Gioan Vianney (1786 – 1859) sinh tại Lyon nước Pháp là linh mục mục vụ tại Ars của một vùng ngoại ô của Pháp.  Ngài học thần học và Latin rất là chậm, nhưng luôn khát khao ước muốn làm linh mục.  Vì lòng khát khao ơn gọi linh mục, ngài được thụ phong linh mục vào 1815.  Đặc sủng truyền giáo của ngài là giảng thuyết và giải tội để giúp giáo dân ăn năn hối cải.  Mỗi năm khách hành hương đến nghe ngài giảng và xưng tội có khoảng 20,000 người.  Mùa hè ngài có thể ngồi giải tội từ 16 đến 18 tiếng một ngày và vào mùa đông thì 12 tiếng.  Ngài được phong thánh 1925 và được Giáo Hội phong tước vị là thánh của các cha sở trên toàn thế giới. 

Đặc sủng là ghi ấn vào tâm hồn của người truyền giáo.  Truyền giáo là Chúa Thánh Thần linh hứng trên người truyền giáo để ra đi rao giảng Tin Mừng.  Là người truyền giáo thì lẽ dĩ nhiên là Thiên Chúa luôn trao ban công cụ ân sủng trên người truyền giáo vì các vị là những người Thiên Chúa tuyển chọn trên mọi dân tộc.  Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan để nhận định phương hướng của người truyền giáo mục vụ, và cung cấp mọi nhu cầu vừa đầy đủ cho mình.  Đức Kitô sai mười hai môn đệ ra đi và dặn môn đệ không mang những gì trên mình.  Khi vào nhà ai được đón tiếp thì tiếp nhận những gì họ tiếp đãi.  Còn những nhu cầu khác sẽ có mọi sự Thiên Chúa an bài.  Điều quan trọng của người truyền giáo là cầu nguyện và yêu mến Thiên Chúa để dấu ấn đặc sủng bên trong của mình được sống động và thể hiện trên mục vụ của mình.  Người truyền giáo sẽ cảm nghiệm lời của thánh Phaolô nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl. 2:2) Như thánh Gioan Vianney cảm nghiệm là Đức Kitô giải tội cho giáo dân, nhưng không còn phải là chính ngài.  Nhân thế ngài có thể ngồi giải tội hơn 12 tiếng một ngày. 

Xin chia sẻ với quý anh chị, một thời tôi được truyền giáo tại Trung Quốc và tôi cảm nghiệm công việc truyền giáo thật là diễm phúc.  Đặc biệt truyền giáo tại Trung Quốc thật là áp lực và mạo hiểm.  Thiên Chúa mời gọi tôi mục vụ với các em tập sinh người Trung Quốc.  Mỗi ngày tiếp xúc và dạy học cho các em bằng tiếng phổ thông.  Sau ba năm tôi tự cảm thấy tôi trở thành như người Trung Quốc và sức khỏe không có vấn đề.  Tôi cảm nghiệm Thiên Chúa ban cho tôi đủ ơn khôn ngoan để hướng dẫn các em.  Sau hơn 5 năm bên Trung Quốc tôi cảm nghiệm Chúa đồng hành với tôi rất là rõ và cho tôi nhiều kinh nghiệm của tâm linh và ngôn ngữ tiếng Hoa thêm lưu loát.  Ngày nay trở lại về Úc Châu tôi vẫn nhận thấy mình là người truyền giáo. 

Ngày nay truyền giáo càng thêm phong phú qua dạng mạng lưới Internet.  Trong hoàn cảnh của Covid thánh lễ chỉ được qua trên mạng Online.  Tài liệu tâm linh và học hỏi kinh thánh đều được phổ biến mạng.  Mọi tài liệu và tiện lợi đều trong bàn tay của ta qua mạng internet, nhưng tâm hồn của chúng ta cần được thánh hóa để gần gũi với Thiên Chúa đó là nới thánh đường và tương quan thân tình sinh hoạt vẫn là quan trọng.

Phong trào Cursillo cũng là phương cách truyền giáo có nghĩa là giáo dân được mời gọi ra đi truyền giáo trong môi trường xã hội và giáo đoàn.  Và đặc sủng truyền giáo của phong trào Cursillo là làm mem làm muối trong mọi môi trường để Phúc Âm được nảy sinh trong đời sống.  Nhưng người Cursillista cần phải có mem và muối thì mới làm được mem muối.  Có thì mới cho, không có thì chỉ là không.  Cầu nguyện và hăng say là nơi để chúng ta gầy thêm mem muối. 

De Colores

Lm. Fx Vũ Viết Phương 

Dominic Thang Vien

Sống ở giây phút hiện tại ý thức có Chúa ở cùng. Present with God inner peace

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال