THE EVANGELIZATION IN THE 21ST CENTURY ASIA
VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG Ở CHÂU Á TRONG THẾ KỶ THỨ 21.
(Xin xem phần tiếng Việt ở bên dưới. Đa tạ)
(A reflection on the favorable points of the Statement and Recommendations of the First Plenary Assembly of the Federation of Asian Bishops' Conference – FABC – "Evangelization in Modern Day Asia" in Taipei, Taiwan, from 22nd to 27th April 1974.)
1. THE REALITY
Asia in the 21st Century is undergoing a great transformation, modernization, and profound social change. Not to mention the secularization, industrialization, and the fading of traditional societies. The Catholic Church in Asia is right in the middle of this new world, we now must read the signs of the times, and discern among ourselves what we must accept and foster, and what we must reject and refuse.
Not all the mentioned changes are of positive value therefore many people of Asia are questing for new meaning in their lives, to foster human dignity and freedom, and to create a more genuine communion among men and nations. We believe these quests can be realized only through Christ and His Gospel, under the guidance of the Holy Spirit. So, preaching this truth is urgent for all Asian Catholics.
2. AT THE DIOCESAN LEVEL
Our evangelization focuses on building a true Church at the local (diocesan) level. It is the realization and the incarnation of the Body of Christ in a particular people and at a special place and time. It seeks to share in whatever truly belongs to that people: Its meanings and values, aspirations, thoughts, languages, songs, artistry, and even its frailties, and failings. It assumes all of them, so that they may be healed as God's Son assumed the totality of our human fallen condition (except sin) so that He might make it His own and redeem it in His paschal mystery.
3. DIALOGUE
In Asia, evangelization must involve a dialogue with the great religious traditions of the people. We accept them as significant and positive elements of God's design of salvation. In dialogue with these religions, we can discover in them the seeds of the Word of God (Ad Gentes, 9), and become a sharing in friendship of our quest for God and brotherhood among His sons. This dialogue will teach us what our faith in Christ leads us to receive from these religious traditions, and what must be purified in them, healed, and made whole, in the light of God's Word.
Unlike in developed societies, dialogue with most Asian people means dialogue with the poor. Poor not in human values, qualities, or human potential. But poor, because most of them are deprived of access to material goods and resources; and because they are forced to live under social, economic, and, in many cases, political structures imposed on them.
4. PROCLAMATION
Evangelization is proclaiming by word and witness the Gospel of the Lord that must begin at the local levels. Moreover, Asian religions should be brought into the dialogue with the Gospel so the seeds of the Word already exist in the people may come to full flower in their lives. Finally, "Preaching of the Good News to the poor." (Luke 4:18) should never leave our sight.
5. THE MISSIONARY FORMATION
In missionary formation, each of us needs a full knowledge of current Asian philosophies; the contribution of social and behavioral sciences; and a serious understanding of the factors, including politics; modern personal and group formation techniques, and pastoral action.
An Asian theological reflection (not seeking a "Theology of Asia") should be considered for we need to discern the theological imperatives and the formation of theological insights and principles in accord with the Asian realities. This requires the collaboration of all Dioceses and the national and continental Bishop Conferences.
Proclaiming the Gospel in Asia today requires Catholics' competence, dedication, and effort. We must first communicate the experiences of the Risen Christ that is our encounter with the Lord or personal conversion, and we hope it will awaken the faith in those we encounter and announce His word.
VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG Ở CHÂU Á TRONG THẾ KỶ THỨ 21
LTG. Đây là một suy tư về những điểm thuận lợi trong Tuyên Ngôn và Gợi Ý của Tổng Công Hội lần thứ nhất của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á – FABC – có tựa đề: "Loan Báo Tin Mừng thời hiện đại ở Châu Á", đã được diễn ra ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan (Taipei, Taiwan), từ 22 đến 27 tháng 4, 1974.
Tuy Tổng Công Hội diễn ra đã khá lâu và có những điểm mà ngày nay ít khi còn được nhắc tới, như "Hội nhập văn hóa" (Inculturation) hay dường như bàng bạc một chút "Thần học giải phóng" (Liberation Theology, ở Nam Mỹ), thì một số điểm khác vẫn còn nguyên những giá trị đã được các Giám Mục trình bày về kế hoạch Loan Báo Tin Mừng một cách thiết thực ở châu lục đông dân nhất thế giới này.
------------
1. MỘT THỰC TẾ
Châu Á trong thế kỷ thứ 21 đã vàđang trải qua một cuộc chuyển mình to lớn: Hiện đại hóa, và thay đổi xã hội sâu sắc. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng khác như các chủ nghĩa tục hóa, công nghiệp hóa, và những truyền thống xã hội lâu đời đang trở nên mờ nhạt. Giáo Hội Công Giáo ở Châu Á đang ở giữa những biến đổi mới mẻ này. Chúng ta cần phải nhận ra những dấu chỉ của thời đại và cùng phân định những điều mà chúng ta phải chấp nhận và nuôi dưỡng, cũng như những điều chúng ta phải loại bỏ, chối từ.
Không phải tất cả những thay đổi kể trên đều có giá trị tích cực, cho nên nhiều người dân Châu Á hiện đang tìm kiếm ý nghĩa mới cho cuộc sống, đề cao phẩm giá con người, và tạo dựng một mối hiệp thông đích thực hơn giữa những dân tộc và giữa các quốc gia. Chúng ta tin rằng sự tìm kiếm này chỉ có thể đạt được qua Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, chúng ta, những Kitô hữu ở Châu Á hôm nay, cần khẩn cấp loan báo chân lý này.
2. CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
Việc Loan Báo Tin Mừng (LBTM) của chúng ta cần chú tâm vào các giáo hội địa phương, ở cấp giáo phận. Đó là sự hiện thực hóa và việc nhập thể của Chúa Kitô mặc xác phàm trong những người dân đặc thù, và ở một nơi chốn, thời gian cụ thể nào đó. Việc LBTM này mong muốn chia sẻ những gì thực sự thuộc về những người dân đó: Những ý nghĩa và giá trị, khát vọng, suy tư, ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật và thậm chí cả những yếu đuối và thất bại. LBTM đảm nhận tất cả để tất cả có thể được chữa lành như Con Thiên Chúa đã đảm nhận tất cả, trong thân xác yếu hèn của con người (trừ sự tội), để Ngài có thể khiến tất cả thuộc về Ngài và cứu chuộc toàn thể nhân loại trong mầu nhiệm vượt qua của Ngài.
3. ĐỐI THOẠI
Ở Châu Á, việc LBTM nhất định phải có đối thoại với những truyền thống tôn giáo lớn lao và lâu đời của người dân. Các Kitô hữu chấp nhận những truyền thống đó như các thành phần quan trọng và tích cực trong chương trình cứu rỗi của Chúa. Trong cuộc đối thoại với những tôn giáo này, chúng ta có thể khám phá ở họ những hạt giống của Lời Chúa (Tài liệu Công Đồng Vatican II, Sắc Lệnh "Ad Gentes: Đến với muôn dân"), chia sẻ trong TÌNH BẠN việc tìm kiếm Chúa, và cho tình anh em giữa những người con của Ngài. Việc đối thoại này sẽ dạy chúng ta biết rằng niềm tin vào Chúa Kitô sẽ giúp chúng ta chấp nhận những truyền thống tôn giáo đó, đồng thời tìm ra những điều nào trong ấy cần phải được thanh tẩy, chữa lành, và làm cho trọn vẹn, trong ánh sáng Lời Chúa.
Không như trong các xã hội phát triển, đối thoại với đại đa số người Châu Á là đối thoại với những NGƯỜI NGHÈO. Không phải nghèo về giá trị nhân bản, về các phẩm chất, hay tiềm năng con người, nhưng nghèo vì hầu hết họ đã bị tước đoạt quyền tiếp cận những sản phẩm vật chất và tài nguyên, vì họ bị bắt buộc phải sống trong những cấu trúc (cơ cấu) xã hội, kinh tế, và trong nhiều trường hợp: chính trị, đã và đang áp đặt trên họ.
4. CÔNG BỐ
Việc LBTM, được công bố bằng LỜI và CHỨNG NHÂN Tin Mừng của Chúa, cần phải được khởi đầu ở những cấp địa phương (cấp giáo phận). Hơn nữa, tín lý của các tôn giáo ở Châu Á cần phải được đưa vào các cuộc đối thoại về Tin Mừng để các hạt giống của "Lời" đang hiện hữu trong họ được sinh hoa kết trái trong cuộc sống của họ. Tin Mừng phải luôn được "loan báo cho người nghèo" (Luca 4:18).
5. ĐÀO TẠO NHỮNG TÁC VIÊN LBTM
Trong việc đào tạo các Kitô hữu trở thành những tác viên Loan Báo Tin Mừng, mọi người cần phải được trang bị những kiến thức cần thiết như: Về các trường phái triết học ở Châu Á, những khoa học về sự đóng góp xã hội và hành vi của con người, thực sự am hiểu các nhân tố, kể cả chính trị, và kỹ thuật hiện đại, về đào tạo cá nhân hay các nhóm, và hành động mục vụ.
Một suy tư về thần học ở Châu Á (không phải là để hình thành một nền thần học CỦA Châu Á, một ý tưởng đã bị cho là tái sáng tạo chiếc bánh xe đã có sẵn - reinvent the wheel) cũng nên được lưu ý vì chúng ta cần phân định những sự cấp thiết của thần học và đào tạo những thông hiểu cũng như nguyên tắc thần học theo những thực tại ở Châu Á. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa những giáo hội địa phương cũng như các giáo hội cấp quốc gia, và châu lục.
Công bố Tin Mừng ở Châu Á ngày nay đòi buộc các Kitô hữu phải có năng lực, sự cống hiến, và nỗ lực. Chúng ta cần chia sẻ những kinh nghiệm về Chúa Kitô Phục Sinh, đó là kinh nghiệm cá nhân về cuộc GẶP GỠ Ngài hay sự hoán cải của chính mình, và chúng ta hi vọng điều đó sẽ làm thức dậy niềm tin của những anh chị em mà chúng ta đang gặp gỡ để loan báo về Ngài.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng